Khu Tây TP.HCM: Miền đất hứa cho giới đầu tư bất động sản

Hạ tầng phát triển vượt bậc, dân số lớn và khan hiếm nguồn cung, khu Tây TP. HCM đang dần trở thành điểm nóng đầu tư bất động sản đầy tiềm năng.
Đòn bẩy hạ tầng

Thị trường bất động sản TP.HCM đã có tín hiệu khởi sắc trở lại, đi kèm với đó là mức tăng giá khá cao. Trước bối cảnh đó, nhà đầu tư đang có xu hướng tìm đến các khu vực giá có mức giá phải chăng để xuống tiền.

Cụ thể, trong khi giá bán mới của căn hộ khu trung tâm 94 – 150 triệu đồng/m², khu Đông ở ngưỡng 48 – 130 triệu đồng/m², khu Nam là 50 – 130 triệu đồng/m², thì các dự án tại khu Tây hiện đang có giá bán dao động từ 37 – 50 triệu đồng/m2 tùy phân khúc.

Mặt khác, sự thay đổi ngoạn mục của hạ tầng cùng nhiều tiện ích phong phú đã đưa bất động sản khu Tây trở thành điểm sáng của thị trường địa ốc và thu hút lượng lớn cả người mua nhà lẫn khách hàng đầu tư.

So với các vùng khác, khu vực phía Tây TP.HCM tuy đi sau nhưng đang trở thành tâm điểm đầu tư nhờ vào chính sách phát triển hạ tầng ngày càng đồng bộ.

Những năm gần đây, khu vực đón nhận sự góp mặt của các công trình trọng điểm như quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, quốc lộ 50, đại lộ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, đặc biệt là cao tốc TP.HCM – Trung Lương hay tuyến Metro 3A đang được triển khai xây dựng…

Hơn nữa, TP.HCM và tỉnh Long An cũng đang đầu tư xây dựng mở rộng các tuyến đường nhằm tăng tính kết nối giữa hai địa phương.

Ngoài ra, khu Tây còn được coi là cửa ngõ kết nối TP.HCM và đồng bằng Sông Cửu Long nên địa bàn này có dân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao, kéo theo nhu cầu nhà ở lớn.

Để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, khu Tây TP.HCM đang đẩy mạnh chiến lược phát triển đô thị vệ tinh với trung tâm hành chính Bình Chánh là vai trò hạt nhân.

Chiến lược phát triển đô thị vệ tinh khu Tây TP.HCM đang trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo đà cho thị trường bất động sản khu vực này tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi từ huyện lên quận dự kiến vào năm 2025.

Theo kết quả rà soát của Sở Nội vụ TP.HCM mới đây, hiện huyện Bình Chánh cơ bản hội đủ các tiêu chí để thành quận như cơ cấu kinh tế, thu nhập, dân số, cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên quy trình thủ tục để chuyển đổi từ mô hình chính quyền nông thôn (huyện) sang chính quyền đô thị (quận) cần thêm thời gian.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, huyện có diện tích 25.000ha, đất nông nghiệp là 7.900ha (chiếm 31% tổng diện tích). Đến năm 2025, dự kiến số hộ còn sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 0,4% tổng số hộ.

Điều này đồng nghĩa với việc khi Bình Chánh chính thức lên quận, thì khu vực trung tâm hành chính sẽ là tâm điểm bùng nổ tất cả loại hình dịch vụ, tập trung dân cư đông đúc kích thích thị trường bất động sản tăng trưởng “nóng” và có giá trị gia tăng cao bậc nhất khu vực.

Thiếu hụt nguồn cung, dự án mới được săn đón

Theo ghi nhận, lượng cầu bất động sản của khu Tây TP.HCM trong nhiều năm qua luôn ở mức cao và chưa hề có dấu hiệu giảm. Số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, khu Tây có lượng dân lớn nhất TP.HCM.

Cụ thể, quận Bình Tân với hơn 784.000 người, tiếp theo là Bình Chánh hơn 705.000 người, quận 8 với 424.000 người, quận 6 hơn 233.000 người. Điều đáng nói, dân số khu vực này liên tục tăng qua các năm, kéo theo đó là nhu cầu nhà ở rất lớn.

Trong khi đó, nguồn cung chỉ ghi nhận ở mức rất khiêm tốn. Báo cáo thị trường mới nhất của DKRA chỉ ra, nguồn cung theo khu vực đang có sự chênh lệch rất lớn giữa khu Đông và Tây.

Mời bạn đánh giá nội dung bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *